Mua nhà cũ và những kinh nghiệm quý hơn vàng

Mua nhà cũ hiện nay đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, đây là một trong những kênh đầu tư mà không ít người giàu lên. Tuy nhiên đây cũng là kênh khiến không ít người phải nhận trái đắng. Thực tế việc mua nhà cũ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về pháp lý, khiều nại, tranh chấp, dính quy hoạch, chất lượng nhà,... do đó, để có thể thành công trong lĩnh vực này, bạn nên lưu ý những quy tắc & kinh nghiệm mua bán nhà cũ, nhà nát dưới đây.

Khi đi mua nhà, đa số trong chúng ta ai cũng sẽ thích những căn nhà mới, chưa có ai ở, được xây dựng trong các khu đô thị hiện đại. Tuy nhiên, cũng có không ít người lại chọn những căn nhà đã qua vài chủ. Thế nhưng việc lựa chọn một căn nhà phù hợp không phải là vấn đề đơn giản. Dưới đây là những lưu ý, kinh nghiệm mua nhà cũ mà bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định.

 

Top những kinh nghiệm quý hơn vàng khi tìm mua nhà cũ

Top những kinh nghiệm quý hơn vàng khi tìm mua nhà cũ

 

1. Vị trí của ngôi nhà cần mua

 

Từ trước đến nay, dù là mua nhà mới hay mua nhà cũ thì vị trí địa lý của ngôi nhà là yếu tố hàng đầu mà ai mua nhà cũng phải quan tâm. Vị trí quyết định đến tính tiện dụng, giá cả và phản ánh chính xác tiện ích, môi trường sống xung quanh.

 

Thông thường, một ngôi nhà tốt sẽ nằm ở những vị trí thuận lợi về mặt giao thông, gần nhiều tiện ích và dịch vụ thiết yếu như: chợ, trường học, trung tâm thương mại, bệnh viện, công viên, nhà văn hóa…

 

2. Kiểm tra kỹ hướng ngôi nhà


Lưu ý thứ 2 khi đi tìm mua nhà cũ chính là hướng của ngôi nhà. Vì ông bà ta từ xưa đã quan niệm rằng hướng nhà sẽ ảnh hưởng đến vận may cũng như sức khỏe, tiền tài của người trong gia đình. Chính vì thế mà khi mua nhà, mặc dù mua nhà cũ hay mua đất nền để xây nhà chúng ta cũng nên lưu tâm đến vấn đề hướng nhà.

 

Hướng nhà được xác định trên tuổi của gia chủ (người trụ cột trong gia đình), gia chủ tuổi gì thì hợp với hướng nào. Đừng vì cảm giác thích thú lúc đó mà quyết định chọn mua, mà bỏ qua yếu tố hướng. Cũng có thể do nguyên nhân không hợp hướng nhà mà trong cuộc sống gia đình sau này sẽ xảy ra những vấn đề không như ý muốn hoặc gây ra khó khăn, trở ngại cho thành viên trong gia đình.

 

Theo kinh nghiệm mua nhà cũ nên kiểm tra xem yếu tố phong thủy nhà ở có tốt không. Những địa hình xung quanh có hợp với phong thủy như đường đam vào nhà, nằm cạnh đồi hay ao rãnh nước đọng… Đất có vuông vắn hay méo mó không, đất vuông sẽ đẹp hơn so với đất méo và về phong thủy thì đất vuông, hoặc đằng sau cao rộng hơn trước sẽ tốt hơn đất hẹp và thấp hơn trước.

 

Xem thêm: Cách trả giá khi đi mua nhà giúp bạn tiết kiệm hàng trăm triệu đồng.

 

3. Tìm hiểu nguồn gốc, lai lịch của ngôi nhà


Cho dù là bạn mua nhà để ở hay đầu tư mua đi bán lại thì khi bạn mua loại hình nhà cũ/nhà nát cần phải kiểm tra kỹ các vấn đề về nguồn gốc, lịch sử giao dịch của ngôi nhà như nhà được xây dựng khi nào, đã trải qua mấy đời chủ, có can thiệp gì đến kết cấu nhà hay không... Không nên mua những ngôi nhà đã xây dựng quá lâu hoặc can thiệp nhiều vào kết cấu, ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.

 

Bạn cũng cần biết nguyên nhân vì sao gia chủ bán nhà, đặc biệt là những căn nhà cũ giá rẻ. Bởi có thể căn nhà này ẩn chứa điều gì đó không tốt khiến người chủ phải hạ giá để bán gấp. Hãy hỏi han những người hàng xóm để biết những thông tin này, hỏi kỹ xem người ở trước có gặp điềm xui hay điều gì bất lợi nên phải bán hay không…

 

Cần tìm kiểu kỹ nguồn gốc và xuất xứ của những căn nhà cũ đã tồn tại nhiều năm

Cần tìm kiểu kỹ nguồn gốc và xuất xứ của những căn nhà cũ đã tồn tại nhiều năm

 

4. Tìm hiểu môi trường cư dân xung quanh


Người Việt chúng ta thường quan niệm “bà con xa không bằng láng giềng gần”. Do đó, việc tìm hiểu dân cư xung quanh nơi bạn sẽ mua là một việc hết sức quan trọng. Nếu khu nhà bạn mua, tồn tại những hàng xóm không mấy "thân thiện", suốt ngày hát hò, ồn ào, gấy mất trật tự, tệ nạn,... sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn sau này.

 

Do đó, cho dù là định cư lâu dài, hay chỉ là mua lại kinh doanh thì khu dân cư nơi đó cũng là một điểm sáng để bạn đề cập với người khác. Một nơi ở dân cư hiền hòa, dân trí cao, đoàn kết sẽ mang lại sự an tâm trong cuộc sống hơn một khu vực tụ tập tệ nạn xã hội.

 

5. Cẩn thận với nhà cũ sửa sang, sơn phết lộng lẫy


Có rất nhiều chủ nhà trước khi xác định bán họ đã cho sửa sang nâng nền, lát gạch và sơn phết căn nhà cũ của mình thật lộng lẫy mục đích là nhằm bán nhà được giá cao. Nếu chỉ là sơn sửa lại nhìn cho bắt mắt thì không đáng nói nhưng có những nhà cũ nát được tân trang lại nhằm che đi khiếm khuyết như tường cũ mục nát, nứt nặng hay thấm dột… Nếu người mua chỉ nhìn bề ngoài mà không xem xét cẩn thận thì sẽ rất dễ bị lừa.

 

Tuy nhiên, không phải tất cả nhà mới sửa sang đều có mục đích để che giấu khuyết điểm. Thực tế có nhà được sửa laị để gia chủ đón tết, nhà có tiệc cưới hỏi…Vì vậy, nếu bạn không rành về kỹ thuật thì có thể nhờ người thân, bạn bè hay chính người môi giới có nhiều kinh nghiệm giúp bạn. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nếu mua được nhà vừa tốt gỗ vừa tốt nước sơn thì càng tốt.

 

Mua nhà cũ và tân trang sữa chữa lại thành nhà mới và bán với giá cao để kiếm lời là một trong những kênh đầu tư tốt nhất hiện nay

Mua nhà cũ và tân trang sữa chữa lại thành nhà mới và bán với giá cao để kiếm lời là một trong những kênh đầu tư tốt nhất hiện nay

 

6. Kiểm tra chất lượng, Xem xét nội thất và kiến trúc nhà


Công năng sử dụng phù hợp là 1 trong 4 yếu tố chính của xây dựng. Vì thế, bạn nên xem xét kiến trúc ngôi nhà có phù hợp với gia đình mình không hay nội thất cần sửa chữa, thay thế những gì. Nhiều bạn muốn ngôi nhà mình mua có kiến trúc thật phù hợp với phong thủy, tuy nhiên việc đó hoàn toàn có thể điều chỉnh. Quan trọng là bạn cần xem xét tính hợp lý để có thể đưa ra thỏa thuận phù hợp với người bán.

 

7. Xem xét giá cả và tính pháp lý của nhà chung cư cũ


Tuyệt đối không nên ký hợp đồng mua bán nhà đất cũ không sổ đỏ vì bạn sẽ không thể xác lập quyền sở hữu. Khi đến xem nhà, cần yêu cầu chủ nhà cho xem giấy tờ sở hữu bản gốc, hỏi rõ xem mình có được nhận sổ hồng, sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không, nếu là giấy chứng nhận thì thời hạn trong vòng bao lâu?

 

Giá bán cũng là vấn đề bạn cần quan tâm vì chung cư cũ thường có giá thấp hơn so với các chung cư mới. Bạn nên tham khảo giá bán của các chung cư cũ khác trên địa bàn để xác định xem mức giá chủ nhà đưa ra đã hợp lý chưa, tránh trường hợp mua phải nhà cũ giá đắt mà giá trị không tương xứng.

 

Trên đây là top những kinh nghiệm xương máu được nhiều nhà đầu tư đúc kết lại trong quá trình nhiều năm đầu tư nhà cũ, nếu bạn đang có ý định tìm mua nhà cũ để ở hay đơn thuần là mua đi bán lại kiếm chênh lệch thì đây là những kinh nghiệm vô cùng quý giá mà bạn nên tham khảo.

 

 

  Thu Trang
Nguồn: thanhtungland.com

Icon động, để lại yêu cầu