Cách mua nhà Vi Bằng sao cho an toàn không phải ai cũng biết

Thực tế cho thấy, việc mua bán nhà đất bằng hình thức vi bằng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho cả người mua, lẫn người bán. Chính việc nhà Vi bằng có giá trị thấp hơn nhiều so với nhà sổ riêng, nên suy cho cùng loại tài sản này vẫn có sức hút với nhiều người. Tuy nhiên, mua bán nhà vi bằng sao cho an toàn thì không phải ai cũng biết và nắm bắt được. Trong bài viết dưới đây, Thanh Tùng Land xin chia sẻ với các bạn, top những kinh nghiệm quý báu khi mua bán nhà đất vi bằng an toàn, hiệu quả và giảm thiểu tối đa rủi ro nhất.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể quy định tại Điều 502 – Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 167 – Luật Đất đai năm 2013, giao dịch mua bán nhà đất được xác lập thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng này phải được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của các bên dựa trên quy định của pháp luật.

 

Mua bán nhà Vi Bằng là sao, chi tiết như thế nào?

 

Trong khi đó, căn cứ theo Điều 2 Nghị định 08/2020/ND-CP thì vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vi bằng là do văn phòng thừa phát lại lập.

 

Khi thực hiện giao dịch dân sự mua bán nhà đất, việc lập vi bằng thường liên quan đến việc ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất giữa các bên có thể được thực hiện đối với các trường hợp nhà, đất có giấy tờ hợp lệ được pháp luật công nhận.

 

Mua bán Vi Bằng do Văn Phòng Thừa Phát Lại cấp và làm chứng

Mua bán Vi Bằng do Văn Phòng Thừa Phát Lại cấp và làm chứng

 

Thông thường, khi lập Vi bằng, văn phòng Thừa Phát lại sẽ lập vi bằng thành 03 bản chính:

 

+ Bản giao người yêu cầu.

 

+ Bản đăng ký và lưu giữ tại Sở Tư pháp tỉnh.

 

+ Bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản.

 

Theo quy định, Vi Bằng là một tài liệu bằng văn bản. Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, video, âm thanh. Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan.

 

Vi bằng sẽ là bằng chứng vững chắc bảo vệ nhằm phòng tránh những rủi ro pháp lý. Nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng thì tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án.

 

Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại.

 

Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng, vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định. Việc từ chối phải được thông báo ngay tức thời bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký.

 

Nhà Vi Bằng tiềm ẩn rủi ro nên giá trị giao dịch thường thấp hơn nhiều so với nhà sổ riêng

Nhà Vi Bằng tiềm ẩn rủi ro nên giá trị giao dịch thường thấp hơn nhiều so với nhà sổ riêng

 

Văn phòng Thừa phát lại được pháp luật công nhận những công việc và trách nhiệm như sau:

 

+ Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

 

+ Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

 

+ Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

 

+ Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

 

Cách thức mua bán nhà vi bằng an toàn và hạn chế rủi ro khi giao dịch


Tất nhiên việc mua nhà vi bằng sẽ rủi ro hơn là so với mua nhà có sổ đỏ riêng và được công chứng bởi văn phòng công chứng. Tuy nhiên, trong trường hợp tài chính bạn không cho phép mua nhà sổ riêng, thì nhà vi bằng sẽ là một giải pháp đáng lưu tâm. Vì vậy khi mua nhà vi bằng cần làm gì để đảm bảo quyền lợi một cách tốt nhất?

 

Mua bán nhà qua vi bằng chỉ dừng lại ở giá trị là chứng cứ nhưng chưa đủ điều kiện pháp lý để sang tên tài sản.

Mua bán nhà qua vi bằng chỉ dừng lại ở giá trị là chứng cứ nhưng chưa đủ điều kiện pháp lý để sang tên tài sản.

 

Người mua cần hiểu rõ đặc điểm và tính pháp lý của vi bằng, rằng:

 

► Vi bằng không phải là thủ tục hành chính bảo đảm giá trị tài sản, không phải là cơ sở để sang tên đổi chủ cho bên mua.

 
► Văn phòng thừa phát lại cũng chỉ ghi nhận hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giấy tờ chứ không chứng thực việc mua bán tài sản.


► Mua bán nhà qua vi bằng chỉ dừng lại ở giá trị là chứng cứ nhưng chưa đủ điều kiện pháp lý để sang tên tài sản.


► Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại.


► Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng, vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định.

 

► Việc từ chối phải được thông báo ngay tức thời bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký.

 

Trên đây là những kinh nghiệm khi mua bán nhà vi bằng mà Thanh Tùng Land tổng hợp lại từ kinh nghiệm hoạt động thực tế của công ty, mục đích chỉ ra cho người mua thấy những nguy cơ tiềm ẩn, rủi ro có thể phát sinh trong giao dịch. Một cách khách quan, nên ưu tiên những giao dịch minh bạch, rõ ràng về pháp lý để giảm thiểu tối đa những điều không mong muốn, tránh “tiền mất tật mang”.

 

 

  Thu Trang
Nguồn: thanhtungland.com

Icon động, để lại yêu cầu