Làm sao để biết đất có đang tranh chấp hay không?
Nếu mua phải đất đang bị tranh chấp, người mua sẽ chịu thiệt rất nhiều khi phải vướng vào lùm xùm pháp lý, tranh chấp & kiện tụng rất phức tạp. Do đó việc kiểm tra đất có đang bị tranh chấp hay không sẽ giúp người mua tránh được nhiều rủi ro khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vậy làm sao để biết được lô đất mình định mua có đang bị tranh chấp hay không?
Việc kiểm tra đất tranh chấp thường được diễn ra trước khi các bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, điều này sẽ góp phần đảm bảo tính an toàn và minh bạch cho một giao dịch bất động sản, giúp người mua tránh khỏi những lùm xùm pháp lý không đáng có. Theo các chuyên gia, hiện nay có 4 cách để kiểm tra hiện trạng đất có đang bị tranh chấp hay không?
Cách 1: Liên hệ Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có đất hoặc công chức địa chính xã phường thị trấn nơi có đất
Cách 2: Tìm hiểu thông tin thông qua những người dân xung quanh hoặc chủ sở hữu, người sử dụng đất của thừa đất liền kề
Cách 3: Liên hệ với cơ quan thi hành án dân sự
Cách 4: Xin thông tin đất đai tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu viết tay mua bán nhà đất mới nhất năm 2022
- Lợi và hại khi mua nhà chung cư, có nên mua nhà chung cư không?
- Cách mua nhà Vi Bằng sao cho an toàn không phải ai cũng biết
Kiểm tra đất đang bị tranh chấp hay không là vô cùng cần thiết trước khi tiến hành giao dịch mua bán bất động sản
Trong đó, việc liên hệ Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có đất hoặc công chức địa chính xã phường thị trấn nơi có đất là cách làm chính xác và hiệu quả hơn cả. Để làm được điều này, bạn cần thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình sau:
Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu theo mẫu 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT tại Bộ phận một cửa cấp huyện hoặc Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất. Thông qua:
- Nộp trực tiếp tại quan cung cấp dữ liệu đất đai;
- Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
- Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý.
Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ, cơ quan tiếp nhận có nghĩa vụ:
- Cung cấp thông tin cho người có yêu cầu
- Thông báo số tiền phải nộp
- Nếu từ chối cung cấp thông tin thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Lưu ý:
Các trường hợp từ chối cung cấp thông tin theo Điều 13 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT gồm:
- Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
- Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
- Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
- Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Đồng thời, chi phí kiểm tra thông tin đất phụ thuộc theo quy định của từng tỉnh thành, thông thường giao động từ 150.000 - 300.000 đồng.
Liên hệ Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có đất hoặc công chức địa chính xã phường thị trấn nơi có đất để kiểm tra xem đất có đang bị tranh chấp hay không?
Bước 3: Trả kết quả
Thời hạn trả kết quả được quy định;
- Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì văn phòng đăng ký đất đai phải cung cấp ngay trong ngày;
- Trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
- Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức hợp đồng thì thời hạn do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Cơ sở pháp lý:
- Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013;
- Điều 11 và Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT.
Sau khi đã kiểm tra xong đất có đang bị tranh chấp hay không? Việc bạn cần làm tiếp theo là kiểm tra thời hạn sử dụng đất. Theo Khoản 7 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thời hạn sử dụng đất được ghi tại trang 2 của giấy chứng nhận như sau:
- Đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi "Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/... (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)".
- Thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi "Lâu dài".
- Thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất "Đất ở: Lâu dài; Đất... (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/... (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)".
Như vậy, người dân chỉ cần căn cứ vào trang 2 của giấy chứng nhận sẽ biết chính xác đất còn thời hạn sử dụng hay không.
Trên đây là tổng hợp 4 cách để làm sao để biết đất có đang tranh chấp hay không? Việc này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nếu không biết cách thực hiện và hiểu rõ quy trình, bạn sẽ khá khó khăn trong việc tìm lời giải đáp. Công ty Thanh Tùng Land chúc bạn sẽ luôn sáng suốt và bình tĩnh trong việc đưa ra quyết định đầu tư của mình.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH Tôn Thanh Tùng Land
Hotline: 0934.88.23.98 (zalo)
Email: cskhthanhtungland@gmail.com
Website: www.thanhtungland.com
Địa chỉ: B2-02 Đường N7 - Bella Villa, Đức Lập Hạ, Đức Hòa, Long An.
Thanh Hưng
Nguồn: Thanhtungland.com