HOTLINE: 0982 43 70 58
Xem phiên bản đầy đủ

Để sang tên sổ đỏ cho con cái, cha mẹ cần làm gì?

39 lượt đánh giá
Để sang tên sổ đỏ cho con cái, các bậc cha mẹ có 2 cách, đó là: Làm hợp đồng cho tặng tại phòng công chứng hoặc làm thừa kế theo dạng di chúc có sự chứng kiến của luật sư.

Theo các chuyên gia, để biết nên làm di chúc thừa kế hay làm thủ tục tặng, cho khi sang tên sổ đỏ cho con cái hoặc người thân thì bạn cần so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai phương án này.

 

Sự giống nhau giữa thừa kế và cho tặng quyền sự dụng đất

 

Căn cứ theo Luật Đất đai 2013, giữa thừa kế và tặng cho quyền sử dụng đất có những điểm giốn nhau như sau:

 

Về điều kiện sang tên, theo quy định, người sử dụng đất muốn chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai.

 

Theo đó, điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất là giống nhau. Điều kiện này được nêu rõ tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:

 
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

 

Cha mẹ có thể sang tên sổ đỏ cho con cái bằng hình thức cho tặng hoặc lập di chúc thừa kế

 
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

 

Bên cạnh đó, người thực hiện phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ khi được đăng ký vào sổ địa chính theo khoản 3 điều 188 Luật Đất đai 2013.

 

Khác với các giao dịch thông thường khác, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải đăng ký biến động đất đai tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

 

Về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký sang tên: Hồ sơ đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất gồm các giấy tờ như:

 

- Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.

- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho.

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.

- Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (nếu có).

- Bản chính tờ khai lệ phí trước bạ.

 

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Thông tư 111/2013 của Bộ Tài chính, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân

 

Ngoài hồ sơ thì nơi nộp hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện và thời gian thực hiện giữa chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất là giống nhau.

 

Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Thông tư 111/2013 của Bộ Tài chính, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

 

Khi tặng cho quyền sử dụng đất: Điểm d, Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013 quy định thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau được miễn thuế thu nhập cá nhân.

 

Hy vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ sẽ nắm được quy trình các bước và cần phải chuẩn bị những gì trước khi làm thủ tục sang tên GCNQSDĐ cho con cái và nên làm thủ tục cho tặng hay viết di chúc thừa kế sẽ tốt hơn.

 

Có thể bạn quan tâm:

 

Thanh Hưng - Ngọc Ánh

Thông Tin

Xem phiên bản đầy đủ